Thứ bảy, 18/05/2024, 09:46 (GMT+7)
Xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển kéo theo sự phát triển của lĩnh vực kỹ thuật. Ngành Cơ khí là một ngành có tiềm năng mạnh mẽ trong cuộc sống hiện đại. Để hiểu rõ hơn vai trò và sự phát triển của ngành Cơ khí, mời bạn đọc theo dõi các thông tin dưới đây.
Ngành Cơ khí được biết đến là một ngành đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội. Nhờ có sự tham gia của các kỹ sư cơ khí mà các máy móc và thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất hàng hóa, sản phẩm được hoạt động trơn tru. Tên gọi khác của ngành Cơ khí là ngành Kỹ thuật cơ khí, đây là một khối ngành liên quan đến việc áp dụng những nguyên lý về kỹ thuật, vật lý, khoa học vào quá trình thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng, bảo trì máy móc trong hệ thống cơ khí với mục đích phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa, sản phẩm.
Nói đơn giản hơn thì ngành Cơ khí là ngành học tập trung vào quá trình tìm hiểu những vấn đề liên quan đến việc chế tạo, quản lý và sửa chữa các sản phẩm cơ khí. Các sản phẩm cơ khí ở đây chính là những động cơ bên trong của thiết bị điện tử.
Chương trình học của ngành Cơ khí sẽ chú trọng vào việc tích hợp lý thuyết và thực hành, bao gồm việc đào tạo phương pháp đọc và vẽ kỹ thuật, các công nghệ như CAM, CAD, CNC, CAE, giao diện robot,...
Những môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo của ngành Cơ khí bao gồm:
Trong quá trình học tập, sinh viên ngành Cơ khí cũng sẽ được tạo cơ hội tham gia thực tập tại các xưởng sản xuất, nhà máy, công ty cơ khí để có cái nhìn thực tế hơn về ngành này, đồng thời có cơ hội thực hành những kiến thức đã được học tập tại trường.
Đây là một ngành về khoa học công nghệ, áp dụng những nguyên lý về khoa học, vật lý, kỹ thuật, vật liệu,... để phân tích, đánh giá, thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng, bảo trì các máy móc và hệ thống cơ khí. Đặc biệt, đối với thiết bị động lực và ô tô, chuyên ngành Cơ khí động lực sẽ liên quan chủ yếu đến quá trình thiết kế, chế tạo, vận hành máy móc.
Đây là ngành học về việc chế tạo ra các loại thiết bị, máy móc, vật dụng có ích phục vụ cho công việc thiết kế trong những lĩnh vực như máy móc, thiết bị sản xuất, ô tô, máy bay,...
Đây là ngành học gồm các phương pháp tính toán, thiết kế, chế tạo ra các thiết bị hoạt động trong lĩnh vực chế biến và bảo quản thực phẩm, bên cạnh đó còn có giải đáp và phản hồi về những vấn đề thuộc lĩnh vực cơ khí, cơ khí thực phẩm,...
Có khá nhiều yêu cầu đầu vào đối với ngành Cơ khí, tùy thuộc vào định hướng chuyên môn, thế nhưng điểm chung ở đây là yêu cầu người học phải có nền tảng tốt về các môn tự nhiên như Toán, Vật lý, Hóa học. Ngành Cơ khí là một ngành Vật lý ứng dụng, do đó người học không những phải học thuộc công thức mà còn cần phải nắm rõ nguyên tắc vận hành cụ thể.
Khi học Cơ khí, sinh viên cũng cần phải có con mắt đánh giá và sở hữu khả năng nhìn nhận những yếu tố khác nhau trong thế giới vật lý. Nếu bạn giỏi cả Toán học, Vật lý và đam mê giải quyết các vấn đề bằng cách ứng dụng chúng vào công việc thực tiễn thì bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn.
Không chỉ yêu cầu người học có tính cẩn thận, tỉ mỉ mà ngành Cơ khí còn đòi hỏi khả năng sáng tạo và lối tư duy đột phá. Bên cạnh việc sử dụng các loại máy móc, thiết bị sẵn có, việc chế tạo ra một sản phẩm mới mẻ hay cải tiến quy trình, sản phẩm cũ chắc chắn sẽ mang lại điểm cộng lớn cho công việc và hoạt động nghiên cứu của bản thân bạn.
Khi theo học ngành Cơ khí, bạn cần phải lựa chọn cho mình một chuyên môn phù hợp để tập trung trau dồi kiến thức về nó và phát triển. Trong những năm học đầu tiên, khi bắt đầu làm quen với kiến thức nền tảng ngành Cơ khí, bạn cần phải cân nhắc thật cẩn thận, kỹ lưỡng về việc chọn chuyên ngành và hướng đi đúng đắn cho bản thân càng sớm càng tốt. Bạn nên tìm đến sự trợ giúp của giảng viên và các anh chị khóa trên, họ sẽ cho bạn những lời khuyên cực bổ ích. Khi làm như vậy thì bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và đạt được nhiều lợi ích cho con đường thăng tiến trong công việc về sau.
Khi đã tốt nghiệp ngành Cơ khí, bạn có thể đảm nhận các công việc như: thiết kế, tạo bản vẽ, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị cho các nhà máy, phân xưởng, công trình, các công ty cơ khí hoặc sẽ làm chuyên viên thiết kế, tư vấn và sửa chữa máy móc,... Cụ thể đó là: